Lăng Dinh Hương thuộc làng Dinh Hương, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang là một quần thể kiến trúc điêu khắc đá hoành tráng, độc đáo thời Hậu Lê, được công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia từ 1965.
Mảnh đất Hiệp Hòa, Bắc Giang xưa nay được mệnh danh là khu bảo tàng đá lớn nhất cả nước. Trong số 46 lăng đá cổ của tỉnh Bắc Giang còn lưu giữ đến ngày nay, huyện Hiệp Hòa có tới 26 lăng. Xếp sau đó là Việt Yên 11 lăng và Tân Yên 5 lăng còn 4 lăng nằm rải rác ở các huyện khác.
Hệ thống lăng đá cổ Hiệp Hòa đã sớm được công nhận là Di tích Văn hóa cấp Quốc gia, điển hình như lăng Dinh Hương.
Lăng Dinh Dương, thuộc làng Dinh Hương, xã Đức Thắng là một quần thể kiến trúc điêu khắc đá hoành tráng, độc đáo thời Hậu Lê, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1965.
Lăng Dinh Hương xây được dựng từ năm 1727, nằm trên gò đất rộng khoảng 1ha, biệt lập giữa đồng trống. Một con đường nhỏ dẫn thẳng vào phía lưng khu mộ, du khách men theo tường bao, vòng ra phía trước để vào chiếc cổng duy nhất. Toàn bộ lăng còn khá nguyên vẹn cùng những kiến trúc, điêu khắc đá độc đáo.Lăng Dinh Hương là nơi an nghỉ của vị võ quan thủy binh Quận công La Quý Hầu. Ông có tên thật là La Đoan Trực (sinh năm 1688 và mất năm 1749). Ông là người có công với ba triều vua Hậu Lê, đã từng hai lần được cử đi sứ phương Bắc. Sau khi mất, ông được phong Phúc Thần.
Hệ thống lăng đá cổ Hiệp Hòa đã sớm được công nhận là Di tích Văn hóa cấp Quốc gia, điển hình như lăng Dinh Hương.
Lăng Dinh Dương, thuộc làng Dinh Hương, xã Đức Thắng là một quần thể kiến trúc điêu khắc đá hoành tráng, độc đáo thời Hậu Lê, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1965.
Lăng Dinh Hương xây được dựng từ năm 1727, nằm trên gò đất rộng khoảng 1ha, biệt lập giữa đồng trống. Một con đường nhỏ dẫn thẳng vào phía lưng khu mộ, du khách men theo tường bao, vòng ra phía trước để vào chiếc cổng duy nhất. Toàn bộ lăng còn khá nguyên vẹn cùng những kiến trúc, điêu khắc đá độc đáo.Lăng Dinh Hương là nơi an nghỉ của vị võ quan thủy binh Quận công La Quý Hầu. Ông có tên thật là La Đoan Trực (sinh năm 1688 và mất năm 1749). Ông là người có công với ba triều vua Hậu Lê, đã từng hai lần được cử đi sứ phương Bắc. Sau khi mất, ông được phong Phúc Thần.
Quần thể lăng đá Dinh Hương chia làm 3 phần chính: Phần mộ táng ở giữa, phần thờ tự ở bên trái, phần bia ở bên phải. Lăng đá có hệ thống tượng người và thú vật tạc bằng đá xanh, kích thước lớn, hình khối mập, chắc, chạm tỉa công phu. Trong lăng có 2 bức tượng đá tạc hình hai vị võ tướng dắt ngựa đứng chầu đối diện nhau. Cặp tượng này được coi là kiệt tác của nghệ thuật chạm khắc đá của người Việt xưa. Tượng võ quan đeo gươm dắt ngựa phía bên trái râu dài, mặt nhỏ; võ quan đeo gươm dắt ngựa phía bên phải mặt to, hàm rộng. Toàn bộ hình khối tượng được chạm khắc công phu làm toát nên vẻ đạo mạo, phi phàm.
Phía trước mộ phần có một khoảng sân rộng bằng gạch. Trên sân, ngoài cùng có đôi tượng voi bằng đá trong tư thế phủ phục trông hiền lành, thuần phục. Vào phía trong một chút, ngay hai bên hương án là hai con nghê đá trong tư thế ngồi, mặt ngửa lên trời cao. Toàn thân nghê đá là một lớp lông hình vảy rồng, đầu phủ bờm dài được chạm khắc tuyệt đẹp. Phía trong cùng, hai bên mộ phần có hai tượng nữ quan đứng hầu mang vóc dáng và dung mạo sống động như nguyên mẫu đời thường.
Chiếm một vị trí khá lớn trong quần thể lăng Dinh Hương là phần bia. Trải qua gần 300 năm nhưng những chữ chạm khắc trên bia đến nay vẫn còn rõ nét.Đến lăng đá Dinh Hương, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng, ngưỡng mộ trước vẻ đẹp độc đáo của quần thể di tích này, trải qua thời gian, những pho tượng đá ở các khu lăng mộ này vẫn còn khá nguyên vẹn và tuyệt đẹp như xưa, như minh chứng cho một thời kì vàng son của kĩ thuật điêu khắc đá của người Việt.
Khu thờ tự gồm hai voi nằm chầu, bàn thờ có hai con nghê to há mồm ngồi chầu, tiếp theo là ngai thờ làm từ hai khối đá lớn cùng hai quan hầu nữ và hai con nghê nhỏ trạm khắc tinh tế, sinh động. Quan hầu nữ bên trái bưng chiếc tráp khối hộp chữ nhật ngang bụng, bàn tay trái đỡ dưới hộp tráp, tay phải giữ ngang đầu hộp, để hở nửa bàn tay với những ngón thon dài. Quan hầu nữ bên phải ngai thờ tay cầm quạt, đầu đội mũ ni có chóp nhọn như một chiếc nón nhỏ, nửa phía sau mũ có bốn lớp vải trùm kín chân tóc, phủ xuống kín tai và gáy.
* Các địa điểm du lịch ở gần: Đình Lỗ Hạnh, Lăng Họ Ngọ, Khu di tích Núi IA, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Bổ Đà, Bảo tàng Hoàng Hoa Thám, Khu di tích Suối Mỡ,…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét