Ai đến Hòn Mấu một lần không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang sơ của nó. Có người ví hòn đảo này như vẻ đẹp của một nàng công chúa đang ngủ. Đến đây một lần, du khách sẽ còn muốn trở lại...
Quần đảo Nam Du, thuộc huyện Kiên Hải có 21 hòn/đảo lớn nhỏ, thuộc hai xã An Sơn và Nam Du, diện tích khoảng 1.054 ha, trong đó có 11 hòn, đảo có cư dân sinh sống, đa số sống bằng nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là tiềm năng phát triển du lịch với nhiều vẻ đẹp hoang sơ chưa được khai thác.
Quần đảo Nam Du, có hai xã An Sơn và Nam Du với 21 hòn/đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 hòn, đảo có cư dân sinh sống, ngoài những hòn đông dân cư như: hòn Củ Tron, hòn Ngang và hòn Mấu, còn lại là những hòn đảo mang vẻ hoaniểng sơ, có hòn chỉ vài chục hộ dân sinh sống như: hòn Nồm, hòn Dầu, hòn Đụng... Đảo lớn nhất ở quần đảo là hòn Lớn, thuộc xã An Sơn (còn gọi là hòn Củ Tron) diện tích 771ha, dân số gần 5.000 người, tại đây có nhiều cảnh đẹp như: bãi Chệt, bãi Cỏ, bãi Ngự, bãi Giếng…, thứ đến là xã Nam Du, với 10 hòn, đảo nhỏ còn hoang sơ và quyến rũ; trong đó, trù phú nhất là hòn Ngang với gần 1.000 hộ dân, kinh tế nơi đây chủ yếu là khai thác và nuôi trồng thủy sản, phong trào nuôi cá lồng bè cũng đang được phát triển mạnh. Đặc biệt là tiềm năng phát triển du lịch tại hòn Mấu, xã Nam Du với nhiều vẻ đẹp hoang sơ chưa được khai thác.
Trên tuyến đường biển, cách thành phố Rạch Giá khoảng 100km, nếu đi tàu khách cao tốc, du khách mất hơn 2 tiếng đồng hồ, sẽ đến với xã đảo An Sơn (hòn Củ Tron). Trên vùng biển trời Tây Nam của Tổ quốc, phía xa là những hòn đảo lớn/nhỏ đan xen với nhau, mỗi hòn đảo có nét đẹp riêng, bởi vẻ đẹp thơ mộng trong phong cảnh non xanh, nước biếc hữu tình sẽ cho ta thấy tài nguyên thiên nhiên phong phú của vùng biển Kiên Giang thật tuyệt vời. Để diễn tả sự phong phú về địa danh các hòn của quần đảo Nam Du, dân gian có bài vè: “Hòn Mấu đâm thấu Đô Nai; Đô Nai quay sang Bờ Đập; Bờ Đập tấp lại hòn Lò; Hòn Lò mò đến hòn Ngang; Hòn Ngang tạt sang hòn Đụng; Hòn Đụng cụng vào hòn Dầu; Hòn Dầu nằm chầu Bỏ Áo; Bỏ Áo tháo ngược hòn Ông; Hòn Ông dông đến hòn Dâm…”.
Đời sống kinh tế người dân trên các hòn, đảo thuộc hai xã nơi đây, chủ yếu sống bằng nghề khai thác đánh bắt và nuôi trồng hải sản; tổng sản lượng khai thác hải sản trong năm 2012 là 61.424 tấn, tàu thuyền hiện có là 1.778 phương tiện, với tổng công suất là 123.896 CV. Về nuôi trồng thuỷ sản có 538 lồng bè nuôi cá các loại, năm 2012, tổng sản lượng thu hoạch đạt 450,14 tấn; nơi đây có rất nhiều đặc sản tươi sống như: mực, ghẹ; các loại cá bóp, cá mú..., đặc biệt là ốc bươu biển, ốc ngọc, ốc nhảy, ốc cờ...
Về phía Đông Nam của quần đảo Nam Du, cách hòn Ngang hơn 02km, nơi muốn nói đến đó là hòn Mấu, diện tích 58,6 ha, với hơn 130 hộ dân cư sinh sống, ngoài kinh tế chủ yếu khai thác từ biển, hòn Mấu còn là nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng với những địa điểm lý tưởng; hòn Mấu có 05 bãi biển, trong đó bãi Chướng là bãi cát trắng tuyệt đẹp; ngoài ra còn có 03 bãi thơ mộng khác là bãi Nồm, bãi Đá Đen và bãi Đá Trắng. Bãi Nam là mặt tiền của đảo, nơi đây hầu như sóng yên, gió lặng quanh năm, cũng là nơi giao lưu thương mại, neo đậu tàu thuyền; khi đến với bãi Chướng xung quanh là hàng dừa xanh mát, bải cát trải dài, nước có màu xanh trong biếc; trong các bãi biển nơi đây, lý tưởng nhất là bãi Đá Đen có nhiều loại đá đẹp, đa màu sắc, viên đá với nhiều hình hoa văn khác nhau; khi du khách đến đây sẽ đắm mình trong làn nước biển xanh hay nằm dài trên bãi cát còn hoang sơ và thơ mộng.
Là một trong các hòn, đảo tập trung đông dân ở quần đảo Nam Du, với tiềm năng thiên nhiên phong phú biển đảo vốn có, Hòn Mấu là một trong các trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh, đã được UBND tỉnh phê duyệt. Mới đây, đã có một số nhà đầu tư có năng lực, đang tham gia xây dựng đề án phát triển du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái trên quần đảo này, trong tương lai không xa Hòn Mấu cũng như quần đảo Nam Du sẽ là điểm du lịch lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng.
Theo Viện Nghiên cứu địa chất và khoáng sản Việt Nam, các đảo ở quần đảo Nam Du cấu tạo gồm hai hệ tầng. Riêng hệ tầng đá thuộc hệ nguồn núi lửa fetsic gồm tufryolit và ryolit. Tại các vách đá lớn nhô ra biển, du khách dễ hình dung được hiện tượng phun trào của nham thạch khi hình thành những hòn đảo này. Đá không phải là những phiến có bề mặt nhẵn mà chúng trông rất sần sùi, cuồn cuộn như dòng dung nham cuộn chảy của núi lửa. Mỗi ghềnh đá mang một nét riêng, tạo những hình hài quái dị, những vị thế hiểm trở sừng sững trước biển cả...
Đêm ở lại Hòn Mấu mới cảm nhận được hơi thở của biển. Khi ồn ào, khi lại lặng im. Sau 11 giờ đêm, máy phát điện ngưng hoạt động, đời sống trên đảo trở về với thiên nhiên hoang sơ vốn có. Cùng người dân địa phương khề khà bên tách trà hay nhâm nhi ly rượu đế với con cá, con ốc vớt lên từ vùng biển này, du khách được nghe kể những câu chuyện ly kỳ của quần đảo Nam Du, của Hòn Mấu. Dấu tích của hải tặc chặn cướp các tàu biển của Hà Lan, Trung Quốc, dấu tích của vua Gia Long chạy loạn rồi đến những người đầu tiên khai khẩn hoang đảo, lập ấp... hình thành một cộng đồng dân cư như ngày nay. Những câu chuyện kéo dài hàng thế kỷ nghe cứ như mới ngày hôm qua. Một chuyến đi đúng nghĩa khám phá.
Quần đảo Nam Du, có hai xã An Sơn và Nam Du với 21 hòn/đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 hòn, đảo có cư dân sinh sống, ngoài những hòn đông dân cư như: hòn Củ Tron, hòn Ngang và hòn Mấu, còn lại là những hòn đảo mang vẻ hoaniểng sơ, có hòn chỉ vài chục hộ dân sinh sống như: hòn Nồm, hòn Dầu, hòn Đụng... Đảo lớn nhất ở quần đảo là hòn Lớn, thuộc xã An Sơn (còn gọi là hòn Củ Tron) diện tích 771ha, dân số gần 5.000 người, tại đây có nhiều cảnh đẹp như: bãi Chệt, bãi Cỏ, bãi Ngự, bãi Giếng…, thứ đến là xã Nam Du, với 10 hòn, đảo nhỏ còn hoang sơ và quyến rũ; trong đó, trù phú nhất là hòn Ngang với gần 1.000 hộ dân, kinh tế nơi đây chủ yếu là khai thác và nuôi trồng thủy sản, phong trào nuôi cá lồng bè cũng đang được phát triển mạnh. Đặc biệt là tiềm năng phát triển du lịch tại hòn Mấu, xã Nam Du với nhiều vẻ đẹp hoang sơ chưa được khai thác.
Trên tuyến đường biển, cách thành phố Rạch Giá khoảng 100km, nếu đi tàu khách cao tốc, du khách mất hơn 2 tiếng đồng hồ, sẽ đến với xã đảo An Sơn (hòn Củ Tron). Trên vùng biển trời Tây Nam của Tổ quốc, phía xa là những hòn đảo lớn/nhỏ đan xen với nhau, mỗi hòn đảo có nét đẹp riêng, bởi vẻ đẹp thơ mộng trong phong cảnh non xanh, nước biếc hữu tình sẽ cho ta thấy tài nguyên thiên nhiên phong phú của vùng biển Kiên Giang thật tuyệt vời. Để diễn tả sự phong phú về địa danh các hòn của quần đảo Nam Du, dân gian có bài vè: “Hòn Mấu đâm thấu Đô Nai; Đô Nai quay sang Bờ Đập; Bờ Đập tấp lại hòn Lò; Hòn Lò mò đến hòn Ngang; Hòn Ngang tạt sang hòn Đụng; Hòn Đụng cụng vào hòn Dầu; Hòn Dầu nằm chầu Bỏ Áo; Bỏ Áo tháo ngược hòn Ông; Hòn Ông dông đến hòn Dâm…”.
Về phía Đông Nam của quần đảo Nam Du, cách hòn Ngang hơn 02km, nơi muốn nói đến đó là hòn Mấu, diện tích 58,6 ha, với hơn 130 hộ dân cư sinh sống, ngoài kinh tế chủ yếu khai thác từ biển, hòn Mấu còn là nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng với những địa điểm lý tưởng; hòn Mấu có 05 bãi biển, trong đó bãi Chướng là bãi cát trắng tuyệt đẹp; ngoài ra còn có 03 bãi thơ mộng khác là bãi Nồm, bãi Đá Đen và bãi Đá Trắng. Bãi Nam là mặt tiền của đảo, nơi đây hầu như sóng yên, gió lặng quanh năm, cũng là nơi giao lưu thương mại, neo đậu tàu thuyền; khi đến với bãi Chướng xung quanh là hàng dừa xanh mát, bải cát trải dài, nước có màu xanh trong biếc; trong các bãi biển nơi đây, lý tưởng nhất là bãi Đá Đen có nhiều loại đá đẹp, đa màu sắc, viên đá với nhiều hình hoa văn khác nhau; khi du khách đến đây sẽ đắm mình trong làn nước biển xanh hay nằm dài trên bãi cát còn hoang sơ và thơ mộng.
Theo Viện Nghiên cứu địa chất và khoáng sản Việt Nam, các đảo ở quần đảo Nam Du cấu tạo gồm hai hệ tầng. Riêng hệ tầng đá thuộc hệ nguồn núi lửa fetsic gồm tufryolit và ryolit. Tại các vách đá lớn nhô ra biển, du khách dễ hình dung được hiện tượng phun trào của nham thạch khi hình thành những hòn đảo này. Đá không phải là những phiến có bề mặt nhẵn mà chúng trông rất sần sùi, cuồn cuộn như dòng dung nham cuộn chảy của núi lửa. Mỗi ghềnh đá mang một nét riêng, tạo những hình hài quái dị, những vị thế hiểm trở sừng sững trước biển cả...
Đêm ở lại Hòn Mấu mới cảm nhận được hơi thở của biển. Khi ồn ào, khi lại lặng im. Sau 11 giờ đêm, máy phát điện ngưng hoạt động, đời sống trên đảo trở về với thiên nhiên hoang sơ vốn có. Cùng người dân địa phương khề khà bên tách trà hay nhâm nhi ly rượu đế với con cá, con ốc vớt lên từ vùng biển này, du khách được nghe kể những câu chuyện ly kỳ của quần đảo Nam Du, của Hòn Mấu. Dấu tích của hải tặc chặn cướp các tàu biển của Hà Lan, Trung Quốc, dấu tích của vua Gia Long chạy loạn rồi đến những người đầu tiên khai khẩn hoang đảo, lập ấp... hình thành một cộng đồng dân cư như ngày nay. Những câu chuyện kéo dài hàng thế kỷ nghe cứ như mới ngày hôm qua. Một chuyến đi đúng nghĩa khám phá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét