Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Bãi đá cổ tại Sapa cần một lời giải đáp

(Mytour.vn) - Với những hình vẽ tự nhiên trên các hòn đá lớn, nhỏ tại Sapa. Qua nghiên cứu và tìm hiểu của các nhà khoa học, lịch sử gia... Toàn bộ bức họa trên đá nói về nguyên lý của sự vận động vĩ mô từ khởi nguyên cho đến kết thúc và có tính chu kỳ của vũ trụ.

Theo như hiện nay Nếu tính cả 18 hòn đá đã bị gài mìn nổ tung để làm đường xuyên qua bãi đá, thì tổng cộng bãi đá cổ Sapa có 216 hòn đá có hình vẽ. Đây chính là số hào Dương trong 64 quẻ Dịch. Theo ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, từ số lượng hòn đá, ông đã nghĩ ngay đến chuyện bãi đá cổ Sapa ẩn chứa những bí ẩn của Kinh Dịch.Mà hiện nay cũng chưa ai có thể hiểu hết về những hình ảnh trên đá đó.
Bãi đá cổ nằm cách thị trấn Sapa 7 km theo hướng Đông Nam. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Giám đốc trung tâm nghiên cứu lý học Đông phương (TP.HCM
) - người nhiều năm nghiên cứ bãi đá cổ Sapa, cho rằng bãi đá cổ Sapa ẩn chứa Kinh Dịch của người Việt cổ và ghi chép kho tàng văn hoá cổ Đông phương.

 

 

Tại xã Hầu Thào, các hòn đá tập trung thành hai bãi. Bãi một nằm cạnh bản Pho, một bản của người H'Mông trên sườn núi sát đường cái, kéo dài xuống gần lòng suối. Số lượng đá có chạm khắc ở đây không nhiều. Chúng là những khối đá lớn, có khối dài tới 13 m. Bãi hai nằm giáp ranh biên giới xã Hầu Thào và Lao Chải.
Trên đá xuất hiện nhiều hình khắc thuộc nhiều loại. Có những hình khắc độc bản ác hình khắc có thể quy về vài nhóm chính: Hình tròn khắc giống cấu trúc hoa văn, hình Mặt trời, hình nam nữ giao phối, nhấn mạnh vào các bộ phận sinh dục, các đường vạch song song tựa như những quẻ Kinh Dịch...Những hình ảnh mà trước nay chưa thấy ở đâu ngoài ở nơi đây. Mà lại được khắc trên đá, qua thời gian nhưng những hình ảnh ấy cũng thể thể bị phai mờ.

 

 

Những luận giải về bãi đá cổ


Nhiều lý giải khác nhau không trùng khớp giữa các nhà khoa học, hầu hết mỗi người đều có một kết luận riêng, ý kiến riêng mà chưa thể quy về là một khi phát hiện ra những bức họa trên đá này. Người thì khẳng định đây chỉ là những bức tranh tả thực, là những hoa văn trang trí, những hình người cách điệu đang tỏa hào quang... 
Có nhà khoa học thì khẳng định toàn bộ bãi đá là một cuốn sách cổ khổng lồ của người Mông diễn tả các trận đánh ngày xưa. Một số nhà khoa học khác cho rằng những hình khắc trên bãi đá chủ yếu thể hiện những cánh đồng, thửa ruộng bậc thang và nhà cửa, làng bản, dân cư sinh sống... 
Người khác cho rằng hình khắc trên bãi đá cổ không thể là tư duy đơn giản của dân tộc Mông, hay Dao sống ở khu vực này từ 300 đến 600 năm về trước. Vấn đề thời gian xuất hiện hình khắc trên bãi đá cũng có nhiều ý kiến. 

 

 

Có người cho rằng chủ nhân của những hình khắc này là người Mông, người Dao, sống ở vùng này từ 200 đến 600 năm trước. Người thì cho rằng đó là cư dân văn hóa Đông Sơn (cách đây 2.300 năm đến 3.000 năm).

Có người thì nhận định nó đã có cách đây 5.000 năm, thậm chí là lâu hơn nữa. Gần đây, tiến sĩ Phillipe Le Failler, Viện Viễn Đông bác cổ, cùng 20 cộng sự đã tiến hành dập lấy mẫu những bãi đá này. 

Họ đã dập khoảng 200 tảng đá ở ba xã Hầu Thào, Sử Pán,Tả Van, lập thành 3000 bản dập và khoảng 2.500 bức ảnh. Những bản dập này và những dữ liệu định vị của các viên đá được nhập vào máy tính, sắp xếp, tính toán số lượng, sự lặp lại của các mẫu hoa văn... để làm cơ sở giải mã về các hoa văn, hình vẽ bí ẩn. Theo Phillipe Le Failler, hình khắc trên đá cổ Sapa có thể là một bản đồ, một bài cúng...
Nhiều ý kiến trái chiều luôn được đưa ra, với những cứu và luận điểm cá nhân của họ, nhưng hầu hết đều chưa đưa ra được một câu trả lời cụ thể và thống  nhất lại. Mọi việc vẫn còn cần nhiều thời gian.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét