Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Du lịch Myanmar chuẩn bị ‘lột xác’

Myanmar đang thực hiện nhiều biện pháp để phát triển mạnh ngành du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên, nhất là khi số đủ khách du lịch và người nước ngoài tìm cơ hội làm ăn có chiều hướng gia tăng.

 

Một góc thành phố cổ Bagan - Myanmar.

Theo số liệu năm 2012 đã có 554.531 lượt du khách nước ngoài thăm Myanmar qua ngả Yangon, tăng 54% so với cùng kì năm 2011. Du khách quốc tế thăm Myanmar thông qua cửa ngõ quan trọng như Yangon, Mandalay, Bagan và Nay Pyi Taw; với đa số các khách sạn tâp trung tại các thành phố Nay Pyi Taw, Yangon, Mandalay và Bago, Rakhine, Mawlamyine, Bagan, Taunggyi, Chaungtha và vùng Tam giác vàng. Dự kiến, các phòng khách sạn hiện tại và đang xây dựng sẽ không đáp ứng đủ cho khách du lịch đến Myanmar năm 2013 - 2014.

Myanmar - nước chủ nhà của Đại hội Thể thao Đông Nam Á (Sea Games) lần thứ 27 diễn ra cuối năm nay và Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào năm 2014 hy vọng số lượng khách du lịch đến Myanmar sẽ tăn cao trong các tháng tới.

Tin tức cho hay sau khi Mỹ nới lỏng lệnh lệnh trừng phạt đối với Myanmar, chuỗi khách sạn Best Western International - có trụ sở tại Mỹ và điều hành 4.000 khách sạn tại 100 nước trên thế giới - sẽ khai trương khách sạn đầu tiên tại Nay Pyi Taw trong quý II/2014. Khách sạn 205 phòng đó sẽ trở thành một trong những khách sạn quốc tế đầu tiên tại thủ đô mới của Myanmar.

Bắt đầu từ cuối năm 2012, Bộ Khách sạn và Du lịch nước này đã lên kế hoạch xây dựng một số khu khách sạn mới tại khu vực giữa sân bay quốc tế Yangon và sân bay quốc tế Hanthawaddy, hiện đang trong quá trình xây dựng. Các khách sạn mới trong dự án chiến lược phát triển đô thị Yangon dự kiến sẽ được hoàn tất vào tháng 12/2013 cùng với dự án xây dựng sân bay Hanthawaddy.

Số liệu chính thức cho thấy, đến năm 2012 đã có gần 800 khách sạn tổng cộng tại Myanmar. Trong đó có 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn năm sao, 18 khách sạn bốn sao, 83 khách sạn ba sao, 115 khách sạn hai sao, 103 khách sạn một sao và 463 khách sạn được cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn. Tổng cộng có 3.353 hướng dẫn viên được cấp phép, trong dó có 2.058 hướng dẫn viên tiếng Anh, 350 hướng dẫn viên tiếng Nhật Bản và 246 hướng dẫn viên tiếng Pháp.

Ngành "công nghiệp không khói" của Myanmar đang phát triển bùng nổ với việc chính phủ tiến hành một loạt các cải cách đã tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài đổ vào Myanmar và quốc gia này được chọn là một trong các điểm du lịch thú vị nhất. Đến với xử sở này, du khách có cơ hội được khám phá lịch sử văn hóa đa dạng, nhiều di sản thiên nhiên và sự hiếu khách của người dân địa phương.

Bộ Khách sạn và Du Lịch sẽ hợp tác với Nhật Bản đẩy mạnh phát triển du lịch và qua đó góp phần để thúc đẩy mối quan hệ song phương. Hiện nay, chỉ có 10.000 du khách Nhật Bản đã đến thăm Myanmar và dự kiến con số đó sẽ tăng lên đến 1 triệu lượt trong tương lai gần.

Theo Cục Đầu tư và Quản lý Công ty (DICV), tính đến tháng 7/2013, Myanmar đã thu được 1.585.811 triệu USD từ khách sạn và du lịch. Năm 2012, Myanmar đã thu hút trên 1 triệu lượt du khách và dự kiến sẽ có khoảng 1,5 triệu lượt khách đến thăm nước này năm nay.

Các chính sách du lịch mang đậm tính trách nhiệm đang được phát triển cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính Quỹ Hanns Seidal đặt trụ sở ở Đức. Chính phủ Na Uy với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng giúp đỡ kế hoạch phát triển tổng thể này.

Trong khi đó, hồ sơ của ba thành phố cổ thời Pyu là Beikthano, Hanlin và Tharekhitra đã được đệ trình lên UNESCO để đưa vào Danh sách Di sản Thế giới. Myanmar đã tái gia nhập Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (WTO) vào tháng 6/2012 và Liên Hợp Quốc hứa sẽ hỗ trợ Myanmar trong việc tận dụng tối đa tiềm năng du lịch to lớn của quốc gia này.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét