Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Du lịch trách nhiệm: Vẫn chỉ là “tình nguyện”

Khái niệm du lịch trách nhiệm tuy không còn mơí ở Việt Nam, song việc thực hiện hâù hết mơí chỉ là “được chăng hay chớ” và chủ yêú phụ thuộc vào tinh thần “tình nguyện” là chính chứ chưa hề có sự ràng buộc nào đôí vơí các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch.

Mới dưạ vào tinh thần tự giác!

Việt Nam hiện không còn là một điểm đến mơí nôỉ mà đã có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực du lịch. Theo số liêụ của Tổng cục Thống kê, năm 2000, lượng khách du lịch quốc tế tơí Việt Nam tăng gấp hơn 2 lần trong 12 năm qua, từ 2,1 triêụ lượt khách năm 2000 lên 6,8 triêụ lượt năm 2012. Trong khi đó, du lịch nôị địa cũng cho thâý mức tăng trưởng tương tự, từ 11,7 triêụ lượt khách năm 2000 lên 23 triêụ lượt năm 2009. Tơí năm 2015, du lịch và lữ hành được kỳ vọng trở thành ngành tuyển dụng nhân lực lớn nhất Việt Nam, sẽ đóng góp khoảng 15% lực lượng lao động quốc gia, 1,4 triêụ công việc trực tiếp và một khôí lượng đáng kể công việc gián tiếp…



Các hoạt động hướng tơí du lịch trách nhiệm hiện nay chủ yêú xuất phát từ ý thức tự giác và tinh thần thiện nguyện của các doanh nghiệp, địa phương hoặc cá nhân (Ảnh: Vietravel)

Có thể thâý ngành du lịch là một ngành có mức tăng trưởng mạnh mẽ, có thể góp phần thúc đâỷ chi tiêu, đâù tư vàtạo ra thu nhập ngoại tệ, việc làm... Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch cũng kéo theo nhiêù hệ lụy khôn lường. Theo đánh giá của Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm vơí môi trường và xã hôị do EU tài trợ, sự tăng trưởng và phát triển du lịch thiêú sự kiểm soát sẽ mang tơí hàng loạt nguy cơ và thách thức có tác động tiêu cực tơí thiên nhiên, môi trường và cộng đồng địa phương. Đó có thể là sự phát triển quá mức hoặc không đồng đêù tại các điểm du lịch, địa phương; sự xung đột, bất đồng về văn hóa do nhiêù khách du lịch cư xử như họ đang giống ở quê hương mình và không tuân thủ theo các quy tắc xã hôị tại nơi họ đang đến thăm hoặc gây tác động xâú đến hệ sinh thái tự nhiên, dẫn đến sự mất đi tính đa dạng sinh học, gây sói mòn và tạo ra các tác động xâú khác.

Vì lẽ đó, du lịch có trách nhiệm được xem là hướng phát triển bền vững để đảm bảo giảm thiêủ các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đôí vơí môi trường, xã hôị, đồng thơì tăng cường các tác động tích cực mà nó đem lại.

Trên thế giơí, nhất là ở các nước châu Âu, du lịch trách nhiệm đã phổ biến từ lâu và ngày càng được coi trọng. Theo khảo sát của tạp chí của Mỹ Conde Nast Travellers, 93% độc giả được hỏi đêù cho rằng các công ty lữ hành phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường và 58% độc giả cho rằng họ lưạ chọn khách sạn để lưu trú dưạ trêntiêu chí là khách sạn đó có chính sách hỗ trợ phát triển địa phương. Trong khi đó 71% thành viên của TripAdvisor trong cuộc khảo sát năm 2013 cho rằng họ có kế hoạch lưạ chọn các chuyến du lịch có yêú tố thân thiện vơí môi trường.

Tại Việt Nam, khái niệm này những năm gần đây được nhắc đến nhiêù, song việc thực hiện thì vẫn chỉ dừng lại ở mức độ lẻ tẻ, chưa có định hướng cụ thể trong khi chính sách về vấn đề này còn hạn chế và chưa rõ ràng. Thực tế đã có một số đơn vị tư nhân như các khách sạn, tổ chức du lịch hoặc doanh nghiệp lữ hành lớn như Saigontourist, Vietravel,GoldenTour, Vitours…. đã và đang chủ động tổ chức những chương trình, hoạt động vì môi trường từ nhiêù năm nay tại khắp các tỉnh thành và những điểm du lịch nôỉ tiếng. Một số doanh nghiệp không đủ tiềm lực để tổ chức các chương trình, hoạt động quy mô để bảo vệ môi trường thì cũng chủ động lồng ghép du lịch trách nhiệm trong nhiêù sản phẩm tour- tuyến như: du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, làng quê, du lịch từ thiện…nhằm khơi gơị ý thức bảo vệ môi trường và hành động vì cộng đồng cho du khách.

Tuy nhiên, tất cả các hoạt động hướng tơí du lịch trách nhiệm nói trên chủ yêú xuất phát từ ý thức tự giác và tinh thần thiện nguyện của các doanh nghiệp, địa phương hoặc cá nhân mà không hề có bất kỳ chế tài hay sự ràng buộc nào đôí vơí các chủ thể tham gia hoạt động du lịch.

Bên cạnh đó, nhìn chung công chúng hiện vẫn thiêú nhận thức về tầm quan trọng của du lịch có trách nhiệm. Ông Kai Partale- chuyên gia du lịch dự án EU đánh giá rằng, phần lớn các chủ thể trong ngành du lịch cũng như ngươì dân rất mơ hồ, chưa hiêủ rõ nôị dung các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm là gì và thực hiện những nguyên tắc này như thế nào?

Phải bắt đâù từ công tác quản lý?

Theo PGS. TS Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cưú phát triển du lịch, du lịch trách nhiệm có nghĩa là những đôí tượng tham gia vào hoạt động du lịch đêù phải có trách nhiệm vơí xã hôị, vơí môi trường. Ví dụ, nhà quản lý khi ra những chính sách về du lịch cần tính đến chuyện những chính sách âý khi đưa vào áp dụng thực tế, sẽ hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng của hoạt động du lịch đôí vơí môi trường, đến ngươì dân. Doanh nghiệp khi xây dựng chương trình tour cần đảm bảo rằng chương trình đó cũng ít tác động đến tài nguyên, môi trường; còn ngươì dân khi tham gia vào hoạt động du lịch thì cũng phải xác định không thể kiếm lơì bằng mọi cách mà phải có trách nhiệm vơí chính mình và vơí môi trường, cộng đồng. Ngoài ra, chính khách du lịch cũng phải có trách nhiệm vơí môi trường bằng những hoạt động không được xả rác, không được phá hoại danh lam thắng cảnh. Khi làm được tất cả điêù đó chính là du lịch trách nhiệm hướng đến du lịch bền vững. 



Việc tổ chức các tour du lịch cộng đồng cũng là một cách hướng tơí du lịch có trách nhiệm (Ảnh: Internet)

“Điêù quan trọng là phải bắt đâù từ công tác quản lý, cần có những chính sách định hướng cho các doanh nghiệp hướng tơí du lịch có trách nhiệm, đồng thơì phải có những chế tài, ràng buộc hoạt động kinh doanh du lịch cũng như chủ thể tham gia vào du lịch phải đảm bảo bảo vệ môi trường, cảnh quan và lơị ích của ngươì dân”, ông Lương nhận định.

Trong khi đó, dươí góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Minh Mẫn, Phó Giám đốc Ban Tiếp thị- Truyền thông của Vietravel đề xuất: “Nên đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào Luật Du lịch để các đôí tượng tham gia vào hoạt động du lịch có trách nhiệm hơn đôí vơí việc bảo vệ cảnh quan môi trường. Đồng thơì, các Sở VHTTDL trên cả nước cần đưa chương trình bảo vệ môi trường vào kế hoạch hành động của năm, có thể tổ chức Tháng hành động vì môi trường, như vâỵ sẽ tạo được hiêụ ứng mạnh mẽ trong dư luận và du lịch trách nhiệm sẽ được nhiêù ngươì quan tâm hơn”.

Nhận thức được tầm quan trọng của hướng tiếp cận du lịch có trách nhiệm cũng như tìm cách giải quyết những thách thức hiện tại của ngành du lịch, Dự án EU và Tổng cục Du lịch đã tiến hành xây dựng Chính sách có trách nhiệm nhằm cung cấp một tài liêụ hướng dẫn tổng quát vơí những hành động cụ thể mà các chủ thể có thể thực hiện nhằm góp phần tiến tơí một ngành du lịch có trách nhiệm hơn. Theo Tổng cục Du lịch, hiện bản dự thảo Chính sách Du lịch có trách nhiệm đã được hoàn tất và trong thơì gian tơí sẽ có nhiêù cuộc tham vấn vơí các chủ thể được tiến hành ở các thành phố lớn như Hà Nôị, Đà Nẵng và TP HCM trước khi đi vào thực tế.

Đây được coi là những bước đi đâù tiên triển khai tiếp cận du lịch trách nhiệm, là sự khơỉ đâù để tạo nền tảng hướng tơí phát triển du lịch thực sự bền vững./.

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét