Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Trắng đêm quay cầu sông Hàn

Người dân Đà Nẵng tự hào có cây cầu quay độc đáo bắc qua sông Hàn, còn du khách tới Đà Nẵng thích thú ánh đèn rực rỡ và sự chuyển mình khéo léo của cây cầu lúc nửa đêm.



Cầu xoay sông Hàn đang trở thành nét văn hóa, điểm thu hút 
khách du lịch của Đà Nẵng.

Để có được những điều thú vị ấy, có những con người thường xuyên phải trắng đêm để vận hành cầu, đảm bảo giao thông và phục vụ 
khách du lịch Đà Nẵng.

23 giờ, nhiều người dân và khách du lịch bắt đầu đổ về cầu sông Hàn, phần để chiêm ngưỡng vẻ đẹp dòng sông về đêm, phần còn nấn ná để được một lần ngắm nhìn cầu sông Hàn xoay mình nằm ngang. Cầu quay như một điểm đến phải có trong 
lịch trình khi thăm Đà Nẵng.

0 giờ, thành phố đã chìm sâu trong giấc ngủ. 15 công nhân thuộc tổ vận hành cầu sông Hàn lại bắt đầu một ngày làm việc.

Anh Lê Kim Phúc, tổ trưởng tổ vận hành cầu sông Hàn, cho biết: tổ có 15 cán bộ công nhân, trong đó có hai kỹ sư. Tất cả cùng phối hợp điều khiển, vận hành và bảo vệ cầu sông Hàn xoay. Trừ bốn ngày nghỉ Tết cổ truyền, còn lại tất cả các ngày trong năm đều phải có mặt đúng giờ làm việc từ 12h30 đến 4h sáng.



Các kỹ sư điều hành phía dưới chân cầu.

Dưới chân cầu là phòng điều hành, các kỹ sư túc trực điều khiển máy móc để vận hành cầu xoay an toàn. Các thông số phải tuyệt đối chính xác, mọi người phải tập trung cao độ. Tám nhân viên khác làm nhiệm vụ bảo vệ hai bên mố cầu.

Riêng tổ trưởng Lê Kim Phúc lúc nào cũng tất bật, từ phòng điều hành rồi lên cầu, quan sát, luôn trong tư thế sẵn sàng xử lý mọi tình huống.

Anh kể có những khi mưa bão, mặc dù rất lo lắng cho vợ con ở nhà nhưng mọi người đều phải túc trực, bởi đó là thời khắc “cân não”. Nước dâng ngày càng cao, độ an toàn của cầu càng đòi hỏi được đảm bảo. Vậy là sống với lũ ngay giữa dòng lũ.

Nhìn vợ con ngủ ngon giấc, anh Đức mới rón rén dắt xe, khóa cửa cẩn thận đi làm vì sợ làm gián đoạn giấc ngủ mọi người. “Công việc này mình làm cũng quen rồi, nhưng sợ vợ con thức giấc, mình phải gài cửa cẩn thận phòng trộm đến viếng nhà” – anh cười.

Nhiều khi đi làm mà lo nơm nớp. Bởi vậy, trước khi nhận công việc này anh phải “tập huấn” một khóa cho vợ con biết cách bảo vệ, đề phòng trộm đột nhập. Nhưng những khó khăn vật chất dễ dàng vượt qua hơn nhiều cái ngưỡng tinh thần.

Nhiều khi các anh hay bị trách oan vì cái lý “Người ta chăn ấm nệm êm ru giấc bên vợ con, anh lại xách xe đi cả đêm!” – một nhân viên hóm hỉnh.

Đẹp hơn về đêm

Minh - chàng kỹ sư chưa vợ, nhà ở tận xã Hòa Châu (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng), đã tròn 10 năm xoay cầu. “Thức riết, làm riết rồi cũng quen. Giờ mình lại cảm thấy yêu 
cuộc sống Đà Nẵng về đêm hơn. Nhìn những đôi bạn trẻ dắt tay nhau dạo phố, thấp thoáng bên những rặng liễu ven đường, ánh đèn khuya hắt vào những người lao động nghèo lam lũ, chật vật từ mờ sáng mưu sinh, thấy cuộc sống này đáng quý biết bao” – Minh tâm sự.
Du khách và người dân háo hức chờ đợi giây phút cây cầu chuyển mình

Nguyễn Anh Tuấn (32 tuổi) thấy may mắn khi được sinh ra và lớn lên cùng dòng sông Hàn. Ký ức tuổi thơ anh gắn liền với những ngày vui đùa bên con sông quê hương.

Ngày trước, chiếc phà nhỏ bắc ngang sông giúp người dân xóm nghèo qua lại. Và duyên nợ thế nào, sau 4 năm đại học, anh lại trở về làm việc trên chính trên dòng sông này.

“So với trước, thành phố mình đã khang trang lên nhiều lắm, thay đổi từng giờ, từng ngày. Hình ảnh cây cầu sông Hàn vắt qua sông không chỉ mang vẻ đẹp hiện đại mà còn lung linh trong 
ký ức người dân Đà Nẵng, nhắc nhớ về những buổi đầu khai phá, phát triển” – anh Tuấn nói.

Công việc của kỹ sư Tuấn là kiểm tra điều kiện cơ điện an toàn, giúp vận hành cầu xoay. Đều đặn vào khoảng 0 giờ 30, phần giữa của cây cầu quay 90 độ quanh trục, và nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông, mở đường cho tàu lớn đi qua, đến khoảng 3 giờ 30 cầu sẽ quay trở lại như cũ.

“Trước đây, việc xoay cầu chủ yếu là phục vụ mục đích giao thông, để cho các tàu lớn đi qua. Gần đây nhu cầu tàu thuyền qua lại ít hơn, song việc quay cầu vào lúc 1 giờ sáng vẫn được duy trì nhằm phục vụ khách du lịch” – anh Phúc cho biết.


Mọi người tìm đến Đà Nẵng ngày một đông. Để xem pháo hoa quốc tế, biểu diễn dù bay. Để chỉ trong chưa đầy 1 ngày, vừa được lên ngọn núi ảo ảnh khói sương Bà Nà và xuống bãi biển Mỹ Khê, Non Nước ngâm mình trong nước biển trong xanh. Để thưởng thức những món hải sản tươi ngon. Còn về đêm dạo phố xá.

Và đặc biệt tập trung kín bờ sông Hàn lúc rạng sáng ai cũng mang máy ảnh, máy quay để lưu lại khoảnh khắc cầu xoay. “Những lúc như vậy mình thấy vui lắm, như góp thêm một chút gì đó làm đẹp cho thành phố đáng yêu này” – anh Phúc nói.

Cầu Sông Hàn khánh thành ngày 29 – 3 – 2000. Đây là câu cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay.

Cầu quay Sông Hàn cũng là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng, vì chính người dân thành phố đóng góp phần lớn để xây dựng.

Mục đích của việc xoay cầu sông Hàn là phục vụ giao thông biển, khơi thông cho các tàu thuyền qua lại. Nhưng gần đây việc xoay cầu còn để phục vụ du khách chiêm ngưỡng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét