Meetre chia sẻ: Lần đầu đến Tả Van, được ăn cùng bà con rất thú vị, nên kỳ nghỉ giáng sinh năm ngoái, tôi tiếp tục đưa gia đình sang du lịch và lần này, tôi đưa 3 sinh viên của mình đi trải nghiệm nét văn hóa độc đáo Sapa của đồng bào dân tộc thiểu số ngay tại ngôi nhà của họ. Chính sự hấp dẫn của văn hóa bản địa, gần gũi với thiên nhiên, là lời mời hấp dẫn khiến nhiều du khách như anh Meeret trở lại SaPa.
Gần 5 năm nay, ngôi nhà sàn 2 tầng của gia đình ông Lý Phù Chiêu trở thành “điểm hẹn” quen thuộc của không ít du khách trong và ngoài nước khi đến thăm Tả Phìn. Trung bình, mỗi tuần, gia đình ông phục vụ từ 20 - 30 lượt khách du lịch. Không chỉ đầu tư, sửa lại phòng nghỉ, khu vệ sinh sạch sẽ, ông Chiêu còn mở rộng diện tích phòng bếp, mua sắm bếp ga, xoong, nồi để phục vụ nhu cầu ẩm thực Sapa cho các đoàn khách, đầu bếp không ai khác chính là vợ chồng ông.
Những món ăn dân dã, đậm bản sắc vùng miền, như rau cải đắng, thịt hun khói, lợn đen, gà bản, xôi ba màu… được ông bà giới thiệu tới du khách. Bên cạnh đó, con gái ông Chiêu nhờ sự nhanh nhẹn, chịu khó học hỏi đã giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, trở thành thuyết minh viên, nhận nhiệm vụ dẫn khách đi tham quan các điểm, tuyến du lịch trên địa bàn, tìm hiểu về nghề truyền thống của địa phương. Cô cũng học được bài thuốc tắm bí truyền của dân tộc mình, lúc rảnh đi rừng lấy lá thuốc cho khách có nhu cầu. Ngoài gia đình ông Chiêu, ở Tả Phìn có tới 18 hộ gia đình tổ chức “homestay” cho khách du lịch như thế.
Ông Chang A Xà, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tả Phìn cho biết: Đó là những điểm du lịch cộng đồng do người dân địa phương làm chủ. Dù cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, nhưng nét văn hóa độc đáo, mới lạ, trải nghiệm “3 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng khám phá) với người dân đã thu hút nhiều du khách thập phương.
Trên bản đồ du lịch cả nước, dễ nhận ra SaPa như một địa chỉ đỏ của loại hình du lịch cộng đồng. Sự đa dạng về sắc màu văn hóa của 6 dân tộc, cộng với sự thân thiện, mến khách của người dân đã tạo điểm nhấn riêng cho loại hình du lịch bình dân mà hấp dẫn này. Không riêng gì Tả Phìn với nét văn hóa tiêu biểu dân tộc Dao đỏ, đến với Sa Pa, du khách có thể lựa chọn hàng chục điểm du lịch cộng đồng đơn lẻ, hấp dẫn, như Bản Sài (xã Nậm Sài), Sín Chải (xã San Sả Hồ), Bản Dền (xã Bản Hồ)… Bên cạnh đó là các tuyến du lịch cộng đồng kết nối: Sa Pa - Cát Cát - Sín Chải - Sa Pa, Sa Pa - Ma Tra - Tả Phìn - Sa Pa, Sa Pa - Lao Chải - Tả Van - Bản Hồ - Thanh Phú - Nậm Sài - Nậm Cang - Sa Pa.
Trên bản đồ du lịch cả nước, dễ nhận ra SaPa như một địa chỉ đỏ của loại hình du lịch cộng đồng. Sự đa dạng về sắc màu văn hóa của 6 dân tộc, cộng với sự thân thiện, mến khách của người dân đã tạo điểm nhấn riêng cho loại hình du lịch bình dân mà hấp dẫn này. Không riêng gì Tả Phìn với nét văn hóa tiêu biểu dân tộc Dao đỏ, đến với Sa Pa, du khách có thể lựa chọn hàng chục điểm du lịch cộng đồng đơn lẻ, hấp dẫn, như Bản Sài (xã Nậm Sài), Sín Chải (xã San Sả Hồ), Bản Dền (xã Bản Hồ)… Bên cạnh đó là các tuyến du lịch cộng đồng kết nối: Sa Pa - Cát Cát - Sín Chải - Sa Pa, Sa Pa - Ma Tra - Tả Phìn - Sa Pa, Sa Pa - Lao Chải - Tả Van - Bản Hồ - Thanh Phú - Nậm Sài - Nậm Cang - Sa Pa.
Cách đây chưa đầy 5 năm, từ vài hộ tham gia làm thí điểm ban đầu, đến nay loại hình du lịch cộng đồng đã phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng phục vụ. Hiện, trên địa bàn huyện có hơn 100 hộ kinh doanh lưu trú tại gia, gần 200 thuyết minh viên du lịch bản địa tại 11 xã. Từ làm du lịch tự phát, người dân đã chủ động học tập, nâng cao kiến thức, tổ chức các hoạt động đón tiếp, bố trí nơi nghỉ, dẫn khách tham quan, khám phá thiên nhiên, phong tục, tập quán sinh hoạt, lao động, sản xuất của đồng bào địa phương, nâng cao ý thức vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thành lập các đội văn nghệ ngay tại thôn, bản biểu diễn phục vụ khi khách có nhu cầu.
Nhờ vậy, chất lượng các khu lưu trú có sự chuyển biến rõ nét, xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh lưu trú chất lượng cao. Mỗi hộ gia đình, cơ sở lưu trú trở thành điểm đến với không gian, sắc thái riêng biệt, tạo sự thích thú cho du khách. Cũng nhờ hình thức du lịch này, nhiều ngành nghề truyền thống như: Thêu, dệt thổ cẩm, rèn, đúc, chạm khắc đồ thủ công mỹ nghệ được bảo tồn, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc.
Đến năm 2015, Sa Pa phấn đấu đón trên 900.000 lượt khách du lịch, doanh thu từ dịch vụ, du lịch đạt 650 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu này, hướng phát triển bền vững vẫn là loại hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn thiên nhiên, văn hóa. Cùng với việc thực hiện hiệu quả các nội dung Đề án “Xây dựng nếp sống văn minh trong thương mại, du lịch, giai đoạn 2011 - 2015” và Đề án “Nâng cao chất lượng du lịch gắn với bảo vệ môi trường, giai đoạn 2011 - 2015”, mới đây, huyện Sa Pa cũng triển khai quy chế về du lịch cộng đồng cho người dân làm du lịch. Đây là giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển bền vững loại hình này, để du lịch cộng đồng trở thành “thương hiệu” đặc trưng của SaPa.
Đến năm 2015, Sa Pa phấn đấu đón trên 900.000 lượt khách du lịch, doanh thu từ dịch vụ, du lịch đạt 650 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu này, hướng phát triển bền vững vẫn là loại hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn thiên nhiên, văn hóa. Cùng với việc thực hiện hiệu quả các nội dung Đề án “Xây dựng nếp sống văn minh trong thương mại, du lịch, giai đoạn 2011 - 2015” và Đề án “Nâng cao chất lượng du lịch gắn với bảo vệ môi trường, giai đoạn 2011 - 2015”, mới đây, huyện Sa Pa cũng triển khai quy chế về du lịch cộng đồng cho người dân làm du lịch. Đây là giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển bền vững loại hình này, để du lịch cộng đồng trở thành “thương hiệu” đặc trưng của SaPa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét